Kinh tế Vương_quốc_Ấn-Hy_Lạp

Rất ít thông tin về nền kinh tế của người Ấn-Hy Lạp, mặc dù nó dường như đã phát triển khá mạnh mẽ[128][129] Những đồng tiền khá phong phú của họ có xu hướng cho thấy các hoạt động khai thác mỏ lớn, đặc biệt là ở khu vực miền núi của Hindu-Kush, và một nền kinh tế tiền tệ quan trọng. Các đồng tiền Ấn-Hy Lạp đã được đúc với song ngữ trong cả hai tiêu chuẩn "tròn" của Hy Lạp và trong tiêu chuẩn "vuông" của Ấn Độ,[130] cho thấy rằng sự luân chuyển tiền tệ đã mở rộng cho tất cả các bộ phận của xã hội. Tiêu chuẩn tiền tệ Ấn-Hy Lạp cũng đã được các vương quốc lân cận chấp nhận, chẳng hạn như người Kuninda về phía đông và người Satavahanas về phía nam,[131] cũng sẽ cho thấy rằng đồng tiền Ấn-Hy Lạp đã được sử dụng rộng rãi cho thương mại qua biên giới.

Nộp cống

Bảng đá miêu tả một khung cảnh thần thoại, thế kỷ thứ 2-1 TCN.

Cũng có vẻ như rằng một số các đồng tiền được ban hành bởi các vị vua Ấn-Hy Lạp, đặc biệt là những đồng theo tiêu chuẩn đơn ngữ Attic, có thể được sử dụng như một dạng nộp cống cho các bộ lạc Nguyệt Chi ở phía bắc của Hindu-Kush.[86] Giả thuyết này được nêu ra bởi vì các đồng tiền như vậy đã được tìm thấy kho báu Qunduz ở miền bắc Afghanistan.

Giao thương với Trung Quốc

Tiền hợp kim đồng-nickel của vua Pantaleontos cho thấy xuất xứ từ Trung Quốc của kim loại này,[132]

Các vị vua Hy Lạp ở Nam Á đã được biết đến là những người đầu tiên ban hành những đồng tiền hợp kim đồng-nickel, vào triều đại Euthydemos II, có niên đại từ năm 180 đến 170 trước Công nguyên, và những người em trai của ông, PantaleonAgathocles khoảng năm 170 trước Công nguyên. Vì chỉ có người Trung Quốc có thể sản xuất đồng-nickel tại thời điểm đó, và cũng như tỷ lệ hợp kim độc quyền tương tự, đã có giả thuyết rằng loại kim loại này là kết quả của trao đổi giữa Trung Quốc và Bactria [132].

Một bằng chứng gián tiếp là từ các nhà thám hiểm Trung Quốc Trương Khiên, người đã đến thăm Bactria khoảng năm 128 trước Công nguyên, cho thấy thương mại phát triển với miền Nam Trung Quốc mà thông qua phía bắc Ấn Độ. Trương Khiên giải thích rằng ông đã tìm thấy sản phẩm Trung Quốc tại các chợ của người Bactria, và rằng họ đang vận chuyển thông qua Tây Bắc Ấn Độ, mà ông tình cờ mô tả là một nền văn minh tương tự như của Bactria:

"Khi ở Đại Hạ (Bactria), thần thấy gậy trúc đất Cung (vùng Tây nam Tứ Xuyên ngày nay), vải bố đất Thục (vùng Tứ Xuyên ngày nay). Khi thần hỏi người dân làm thế nào họ có được, họ trả lời, "Thương nhân chúng tôi mua chúng từ các chợ ở Thân Độc (Sindhu, tức Ấn Độ ngày nay)"".[133]

Thương mại trên biển Ấn Độ Dương

Quan hệ hàng hải trên Ấn Độ Dương bắt đầu vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, và tiếp tục phát triển vào thời điểm của người Ấn-Hy Lạp cùng với sự mở rộng lãnh thổ của họ dọc theo bờ biển phía tây của Ấn Độ. Các tiếp xúc đầu tiên bắt đầu khi nhà Ptolemaios xây dựng các cảng Biển Đỏ ởMyos HormosBerenike, với điểm đến là đồng bằng châu thổ sông Ấn, bán đảo Kathiawar hay Muziris. Khoảng năm 130 trước Công nguyên, Eudoxos của Cyzicus (Strabo, Geog. II.3.4) [134] đã được ghi lại là đã thực hiện một chuyến đi thành công tới Ấn Độ và trở về cùng với hàng hóa gồm nước hoa và đá quý. Vào thời điểm sự cai trị của người Ấn-Hy Lạp kết thúc, có tới 120 chuyến tàu khởi hành mỗi năm từ Hormos Myos tới Ấn Độ (Strabo Geog II.5.12).[135]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vương_quốc_Ấn-Hy_Lạp http://poj.peeters-leuven.be/content.php?url=issue... http://www.ancientopedia.com/article/163/ http://www.ancientopedia.com/article/164/ http://www.dbaol.com/armies/army_50_figure_1.htm http://www.ancient.eu.com/article/208/ http://books.google.com/books?id=xPUvqtdfjyAC&pg=P... http://sites.google.com/site/grecoindian http://www.iranica.com/newsite/articles/ot_grp8/ot... http://www.parthia.com/parthian_stations.htm#PARTH... http://www.questia.com/PM.qst?a=o&d=88816404